Loại rễ được ví như “vàng không đổi được” giúp chống ung thư, có nhiều ở Việt Nam

13/05/2024
Từ xa xưa, tam thất đã được xem là một trong những vị thuốc quý. Sở dĩ tam thất được gọi là "kim bất hoán" (vàng không đổi được), bởi chúng có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.

Tam thất hay sâm tam thất, kim bất hoán, điền thất nhân sâm... có tên khoa học là Panax pseudo-ginseng. Đây là loại cây cỏ nhỏ, sống lâu năm và thường mọc trên những vùng núi cao như ở Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lai Châu...

Tam thất có những công dụng gì?

Theo y học hiện đại, thành phần trong củ tam thất chủ yếu là saponin nhóm dammaran hàm lượng cao giống như trong nhân sâm, có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, chống ung thư, chống lão hóa, đồng thời giảm c và cân bằng hệ miễn dịch. Ngoài ra, tam thất còn có thể ức chế khả năng thẩm thấu của mao mạch, hạn chế tổn thương ở vỏ não do thiếu huyết, từ đó giảm mức độ nghiêm trọng khi bị sưng (phù nề) hoặc tụ huyết ở não.

Loại dược liệu này cũng chứa các thành phần tốt cho hệ tim mạch và khả năng điều hòa huyết áp, do đó thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh như tăng huyết áp, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, ù tai…

Với người bệnh ung thư, tam thất có tác dụng hỗ trợ cho người bệnh ung thư thực quản, đại trực tràng… Đối với các chị em phụ nữ, tam thất hỗ trợ điều trị đau bụng trước kỳ kinh, băng huyết và giúp giảm sưng nề, viêm tấy, lưu thông khí huyết, đào thải sản dịch sau khi sinh đẻ.

Theo Đông y, tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ấm; lợi vào 2 kinh Can và Vị, có tác dụng cầm huyết, hành ứ (tiêu các cục huyết đông), dùng trong các trường hợp xuất huyết do máu bị ứ đọng, khiến huyết dịch tràn ra ngoài mạch và giảm đau, tiêu sưng. Từ xa xưa, dân gian còn sử dụng tam thất để cầm máu do chấn thương, giảm đau do tụ huyết.

Tam thất được dùng dưới dạng nào?

Tam thất có thể sử dụng cả củ, hoa và nụ, trong đó rễ cây là phần thường được sử dụng nhiều nhất. Hiện nay, có khá nhiều cách để bào chế tam thất, mỗi cách chế biến sẽ mang đến công dụng khác nhau. Thông thường, loại thảo dược này sẽ được rửa sạch, phơi hoặc sấy khô để làm dược liệu.

Theo y học cổ truyền, tam thất còn được kết hợp với một số loại thực phẩm tạo thành các món ăn, bài thuốc bồi bổ cơ thể, thường thấy như món gà hầm tam thất có công dụng ích ngũ tạng, bổ khí huyết, cường gân cốt, hoạt huyết chỉ huyết và giảm đau. Với nhiều lợi ích cho sức khoẻ, ngày nay, để dễ sử dụng và bảo quản hơn, tam thất còn được kết hợp với một số loại dược liệu khác trong sản xuất thực phẩm chức năng giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị một số bệnh lý.

Một sản phẩm chứa tam thất và một số dược liệu như cao đan sâm, cao đinh lăng, cao lạc tiên... hỗ trợ dưỡng não, tăng cường tuần hoàn não.

Mặc dù tam thất là dược liệu quý mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên việc dùng không đúng mục đích và liều lượng có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe. Do đó, người dùng cần sự tự vấn từ các bác sĩ để sử dụng tam thất một cách an toàn, hiệu quả nhất.

Nguồn :Loại rễ được ví như “vàng không đổi được” giúp chống ung thư, có nhiều ở Việt Nam (yteplus.vn)



Bài viết liên quan

Sơn La: Mỗi mét vuông trồng sâm Ngọc Linh cho thu nhập cả trăm triệu đồng
Sơn La: Mỗi mét vuông trồng sâm Ngọc Linh cho thu nhập cả trăm triệu đồng

Ông Nguyễn Chí Long - Giám đốc Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long cho biết, giá trị sâm Ngọc Linh rất lớn, nếu được đầu tư chu đáo, có thể cho thu nhập cả trăm triệu đồng.

"Bỏ túi" 5 cách giảm đau đầu không dùng thuốc
"Bỏ túi" 5 cách giảm đau đầu không dùng thuốc

Mặc dù thuốc giảm đau có thể giúp làm giảm đau đầu nhưng việc sử dụng thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng phụ thuộc và các tác dụng phụ tiềm ẩn của thuốc. Cùng tìm hiểu một vài bí quyết giảm đau đầu hiệu quả, an toàn, không dùng thuốc, bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Massage điểm huyệt

Dùng nấm linh chi cần tránh những điều này để không gây hại sức khỏe
Dùng nấm linh chi cần tránh những điều này để không gây hại sức khỏe

Có thể gây hại nếu dùng nấm linh chi không đúng cách

Chat Zalo

0966.899.346

Chat Zalo Giỏ hàng
0