Thoái hóa khớp gối là tình trạng lão hóa hoặc tổn thương ở mức độ nặng nơi sụn khớp gối và xương dưới sụn. Tùy theo tình trạng thoái hóa mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.
Bị thoái hoá khớp khi nào cần thay khớp gối nhân tạo? |
- Với người bệnh thoái khớp gối độ 1, 2 hoặc có liên quan đến chấn thương khớp gối có thể được chỉ định phẫu thuật nội soi. Đây là một kỹ thuật ít xâm lấn, giảm thiểu các tai biến phẫu thuật trong điều trị.
- Với người bị thoái hóa khớp gối độ 3 và 4, phẫu thuật thay khớp gối là giải pháp điều trị cuối cùng và hiệu quả, đặc biệt là sau khi các biện pháp điều trị nội khoa và tập luyện không đáp ứng với tình trạng bệnh.
- Ngoài ra, nhiều người bệnh thoái hóa khớp gối mệt mỏi, đau nhức mất ngủ nhiều đêm, dùng thuốc điều trị nội khoa dài ngày gây nhiều tác dụng phụ như xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp, tổn thương gan, thận… cũng được cân nhắc phẫu thuật thay khớp gối.
Trường hợp thoái hóa khớp gối không nhất định phải phẫu thuật
Một số người bị thoái hóa khớp gối cũng có thể không thực hiện phẫu thuật thay khớp gối như:
- Người bệnh không thể chịu được cuộc mổ vì có bệnh lý nội khoa kèm theo như bệnh tim mạch, suy thận, suy gan… Trường hợp này cần được thảo luận giữa bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ gây mê và bác sĩ nội khoa trước phẫu thuật.
- Người bệnh có tình trạng viêm nhiễm vùng khớp gối.
- Người bệnh trẻ tuổi nên hạn chế thay khớp vì khớp nhân tạo có tuổi thọ nhất định, chỉ khoảng 10-15 năm. Sau thời gian này khớp thay bị hỏng sẽ phải thay lại.
- Cần cân nhắc ở những người béo phì do nguy cơ hư khớp nhân tạo sẽ xuất hiện sớm hơn.
Như vậy, phụ thuộc vào tình trạng khớp và sức khoẻ của người bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định cần phẫu thuật thay khớp gối hay không để đạt hiệu quả tối ưu.
Giải pháp hỗ trợ cải thiện thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối gây đau kéo dài, làm biến dạng khớp gối, giảm chức năng sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Để hỗ trợ điều trị tình trạng thoái hóa khớp gối, nhiều chuyên gia khuyến nghị người bệnh nên kết hợp biện pháp chăm sóc khớp khớp từ thảo dược.
Sản phẩm chứa Methyl salicylate cùng nhiều thành phần thảo dược khác hỗ trợ cải thiện thoái hoá khớp. |
Trong đó, nổi bật là sản phẩm chiếm phần lớn là thảo mộc, đứng đầu là hoạt chất Methyl salicylate được chiết xuất từ nhiều loại cây, có tác dụng làm giảm đau ở cơ, khớp, xương và gân. Về mặt dược lý, Methyl salicylate có tác dụng tương tự như aspirin và các nhóm thuốc kháng viêm Steroid (NSAID) khác giúp làm giãn mao mạch và tăng lưu lượng máu nên làm giảm đau ở cơ xương khớp.
Ngoài ra, thành phần Methyl Salicylate còn hỗ trợ giúp ức chế ngược enzyme Cyclooxygenase làm ngăn chặn lại quá trình sản xuất các chất trung gian gây ra viêm. Vì vậy hoạt chất này khi được dùng xoa bóp lên da có thể góp phần làm giảm đau nhức và khó chịu ở cơ xương khớp đang tiềm ẩn.
Methyl Salicylate kết hợp với một số thảo dược như long não, tô mộc, địa liền, thiên niên kiện, quế chi, tục đoạn, nhũ hương, tế tân, mã tiền đều có tác dụng bổ trợ làm dịu cơn đau, hỗ trợ điều trị trong các trường hợp đau nhức cơ xương khớp, đau do va chạm, chấn thương, sưng đau, huyết ứ, di chuyển khó khăn. Sự kết hợp của thảo dược và các dưỡng chất tự nhiên trong một sản phẩm sẽ hỗ trợ khắc phục tình trạng đau nhức do thoái hóa khớp gối, ngăn ngừa tái phát và hạn chế bệnh tiến triển.
Nguồn: Uống thuốc gì khi bị khàn tiếng kéo dài? (yteplus.vn)
Ông Nguyễn Chí Long - Giám đốc Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long cho biết, giá trị sâm Ngọc Linh rất lớn, nếu được đầu tư chu đáo, có thể cho thu nhập cả trăm triệu đồng.
Bệnh tuần hoàn máu kém không chỉ làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu mà còn gây ra nhiều triệu chứng bất thường, đặc biệt là đối với não bộ, nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng.
Lo lắng khi thấy trẻ ho, nhiều cha mẹ có thói quen cho con dùng thuốc kháng sinh. Điều này tưởng chừng cắt nhanh được cơn ho cho trẻ, thế nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy hại. Trẻ ho nhiều có đáng lo ngại?
0966.899.346