Nấm linh chi thường thấy mọc hoang ở các vùng núi cao lạnh ở một số tỉnh của Trung Quốc. Hiện nay, tại Việt Nam, nấm đã được tổ chức trồng theo quy mô công nghiệp để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Sau khi thu hoạch, nấm được phơi sấy khô rồi bào chế thành các dạng bột, thuốc nước ngọt hay đông khô.
Tùy theo màu sắc của mũ nấm, linh chi được chia thành nhiều loại khác nhau:
Nấm linh chi thường được phơi sấy khô rồi sử dụng.
Nhiều hoạt chất đã được tìm thấy trong nấm linh chi như germani, axit ganoderic, axit ganodermic, axit oleic, ganodosteron, ganoderans, adenosine, β-D-glucan. Ngoài ra, nấm linh chi chứa nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như đồng, sắt, kali, magie, natri, calci.
Theo y học cổ truyền, nấm linh chi có vị nhạt, tính ấm, có tác dụng tư bổ cường tráng; bổ can khí, an thần, tăng cường trí nhớ. Nhiều nghiên cứu cho thấy nấm linh chi có tác dụng ổn định huyết áp, ổn định đường huyết, trợ tim, chống xơ vữa, chống oxy hóa, ngăn chặn quá trình lão hóa, tăng cường chức năng gan thận, kháng virus, chống ung thư, giúp an thần, chống suy nhược thần kinh, điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày, tá tràng…
Cách và liều dùng đơn giản nhất là dùng toàn nấm linh chi đã phơi sấy khô, thái mỏng hoặc tán thành bột đun nước sôi kỹ (sôi 15-30 phút) lấy nước uống trong ngày.
Liều dùng mỗi ngày 2-5g nấm linh chi. Nấm linh chi khô còn có thể dùng để nấu canh, nấu súp cùng với một số vị thuốc bổ khác.
Nấm linh chi nấu nước là cách dùng đơn giản nhất.
Lo lắng khi thấy trẻ ho, nhiều cha mẹ có thói quen cho con dùng thuốc kháng sinh. Điều này tưởng chừng cắt nhanh được cơn ho cho trẻ, thế nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy hại. Trẻ ho nhiều có đáng lo ngại?
Bệnh tuần hoàn máu kém không chỉ làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu mà còn gây ra nhiều triệu chứng bất thường, đặc biệt là đối với não bộ, nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng.
Không thể phủ nhận công dụng của sâm Ngọc Linh - 'quốc bảo Việt Nam'. Tuy nhiên, cần lưu ý để phát huy công dụng của sâm Ngọc Linh.
0966.899.346